Chính sách xét Visa Úc mới áp dụng từ ngày 01/07/2016
CHÍNH SÁCH XÉT VISA ÚC MỚI
ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/07/2016
Úc từ trước đến nay luôn là thị trường hấp dẫn học sinh Việt nam nhất bởi NỀN GIÁO DỤC TỐT; CƠ HỘI LÀM THÊM NHIỀU VÀ MỨC THU NHẬP HẤP DẪN. Nhân viên BINCO với 14 kinh nghiệm năm làm hồ sơ đi Úc đã chứng kiến nhiều thăng trầm trong chính sách xét visa đi Úc. Những năm 2002 đến 2006 là thời kỳ khó khăn xin visa đi Úc khi học sinh phải chứng minh được khả năng tài chính và chứng chỉ năng lực tiếng anh IELTS, đến những năm 2007 - 2008 thị trường có mở cửa khi bỏ quy định về yêu cầu tiếng anh IELTS và yêu cầu về tài chính đơn giản hơn. Sau đó, đến thời kỳ 2009 - 2011 lại đóng cửa khi yêu cầu về tài chính khắt khe. Tuy nhiên đến năm 2012, Chính phủ Úc đã mở ra rất nhiều cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam khi triển khai chương trình xét visa ưu tiên SVP (Streamlined Visa Processing). Chương trình xét visa ưu tiên đã tạo thuận lợi cho nhiều bạn học sinh, sinh viên có thể du học Úc mà không cần phải chứng minh tài chính cũng như năng lực ngoại ngữ, thủ tục lại nhanh gọn, thời gian xét visa nhanh. Chính chính sách mở cửa này đã tạo điều kiện cho rất nhiều học sinh Việt nam sang du học. Bằng chứng là Việt nam hiện đang là đất nước có số lượng du học tại Úc cao thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, sau 04 năm thử nghiệm chương trình SVP này, Chính phủ ÚC nhận thấy tình trạng học sinh Việt nam sang Úc không học nghiêm túc, hay chuyển trường và bỏ học. Vì vậy, bắt đầu từ ngày 01/07/2016, Chính phủ Úc sẽ áp dụng hệ thống xét duyệt visa mới với tên gọi “Cơ cấu đơn giản hóa quy trình xét duyện visa sinh viên” (SSVF – Simplified student visa framework). Vậy SSVF có gì khác so với SVP? Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch du học Úc của bạn? BINCO xin tóm tắt các thông tin về SSVF để các bạn học sinh được nắm rõ, từ đó quyết định cho mình con đường du học phù hợp nhất.
Mục đích của SSVF là gì?
Theo Chính phủ Úc, SSVF (Simplified student visa framework) – Cơ cấu đơn giản hóa quy trình xét duyệt visa sinh viên “được thiết kế nhằm làm cho việc xét visa sinh viên đơn giản hơn cho những sinh viên có ý muốn đi học thật sự, đưa ra hướng đi có trọng tâm hơn cho sinh viên với mục đích nhập cư trung thực và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà cung cấp giáo dục”.
SSVF có gì khác so với SVP?
1. Đơn giản hóa các loại visa – giảm từ 08 loại xuống còn 02 loại
- Với SVP: Visa du học chia ra làm 08 loại, ví dụ như subclass 573 cho khóa đại học hoặc sau đại học, 572 dành cho khoá cao đẳng, 571 dành cho chương trình THPT, và 570 dành cho khoá tiếng anh….
- Với SSVF: chỉ còn 2 loại:
+ Subclass 500 cho du học sinh
+ Subclass 590 dành cho người giám hộ
Rất nhiều khách hàng khi nghe thấy việc thay đổi này tưởng chính sách xét visa đơn giản hơn. Tuy nhiên, việc đơn giản hóa các dạng visa không liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục xét cấp visa. Các dạng visa khác nhau chẳng qua chỉ là tên gọi mà thôi.
- Nếu như với hệ thống xét SVP trước kia thì Chính phủ Úc là người đưa ra danh sách các trường được xét theo diện visa SVP (62 trường). Theo đó, nếu học sinh đăng ký vào một trong số các trường thuộc SVP, mà chủ yếu là các trường đại học, thì được hưởng chính sách visa đơn giản hóa. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra sân chơi không bình đẳng cho các trường như vậy vì đa phần các trường vào SVP là các trường đại học, còn các trường cao đẳng nghề thì ít được vào.
- Với SSVF, tất cả các trường đều được tham gia vào hệ thống xét duyệt này, cho dù là trường đại học, trường cao đẳng hay trường tiếng Anh. Việc xét visa theo SSVF sẽ dựa trên hai tiêu chí, đó là quốc tịch và tổ chức giáo dục. Cả hai tiêu chí này đều được phân chia theo từng cấp độ rủi ro từ 1 đến 3, theo đó cấp độ 1 là cấp độ có độ rủi ro thấp nhất, cấp độ 3 là cấp độ rủi ro cao nhất. Cấp độ rủi ro về trường và quốc tịch càng ở mức thấp thì yêu cầu về hồ sơ càng đơn giản. Rất tiếc Việt nam đã rơi vào cấp độ rủi ro thứ 3 dựa theo tiêu chí Quốc tịch. Vì vậy, với học sinh Việt nam, việc yêu cầu hồ sơ đơn giản hay phức tạp chỉ còn phụ thuộc vào yếu tố chọn trường.
Xem bảng dưới đây để biết được mức độ xét duyệt hồ sơ
|
|
Mức độ rủi ro xét theo quốc tịch |
||
|
Cấp |
Một |
Hai |
Ba |
Mức độ rủi ro xét theo tổ chức giáo dục |
Một |
Ưu tiên |
Ưu tiên |
Ưu tiên |
Hai |
Ưu tiên |
Ưu tiên |
Thông thường |
|
Ba |
Ưu tiên |
Thông thường |
Thông thường |
- Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ khi học sinh đăng ký vào trường có cấp độ rủi ro thấp nhất (cấp 1) thì hồ sơ mới được xét đơn giản hóa (không yêu cầu tài chính và khả năng ngoại ngữ). Tuy nhiên, để tránh việc học sinh thi nhau chọn vào trường ưu tiên, Chính phủ Úc không công bố trường nào là trường được xếp ở cấp độ rủi ro 1. Vì vậy, khi làm hồ sơ, bạn phải đảm bảo rằng hồ sơ của bạn có thể đáp ứng yêu cầu ở mọi cấp độ rủi ro khác nhau. Hơn nữa, bản thân các trường đó đều là trường top đầu, yêu cầu đầu vào cao, chỉ nhận những học sinh có kế hoạch học tập rõ ràng, mục đích học thực sự và có đủ tài chính để đi du học.
Ngoài những trường này ra, nếu muốn đi du học Úc ở thời điểm này, các bạn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Người bảo trợ tài chính phải là chính học sinh, vợ hoặc chồng và bố mẹ. Không chấp nhận bảo lãnh từ người khác (cô, dì, chú, bác....)
- Người bảo trợ tài chính phải có tổng thu nhập năm từ 60,000AUD hoặc 70,000AUD nếu học sinh có mang theo người phụ thuộc (khoảng 1 tỷ/năm).
- Tiền sinh hoạt phí quy định được tính lên 19,830AUD/năm/1 sinh viên chứ không còn 18,610AUD như hiện nay
- Thu nhập của Người bảo trợ tài chính phải được thể hiện trên tài liệu chính thức bao gồm bằng chứng về nộp thuế. Việc này là vô cùng khó đối với người Việt nam khi các thủ tục về hành chính của Việt nam còn chưa khoa học, chưa logic, đa phần không thể hiện được qua chứng từ.
- Có nhiều hình thức để chứng minh nguồn tài chính cho các bạn hs đi học: tiền gửi tiết kiệm, thu nhập hàng tháng, tài trợ, học bổng, vay ngân hàng.
b. Về Tiếng Anh
Có 2 lựa chọn để đáp ứng yêu cầu về trình độ Tiếng Anh:
(1) Bằng chứng về Tiếng Anh với điểm số được chấp nhận (như bảng dưới đây):
Chứng chỉ Tiếng Anh |
Điểm tối thiểu |
Điểm tối thiểu và bổ sung thêm ít nhất 10 tuần ELICOS |
Điểm tối thiểu và bổ sung thêm ít nhất 20 tuần ELICOS |
IELTS |
5.5 |
5 |
4.5 |
TOEFL |
527 |
500 |
450 |
TOEFL iBT |
46 |
35 |
32 |
Cambridge English: Advanced |
162 |
154 |
147 |
Pearson Test of English Academic |
42 |
36 |
30 |
Occupational English Test |
Thông Qua |
----------------------------------
Xem tiếp PART 2 tại đây:
CÁC DỊCH VỤ CỦA BINCO:
- Tư vấn du học đa quốc gia: Úc, New Zealand, Canada, Anh, Ireland, Hàn, Nhật, Singapore...
- Du học hè, du học xuân các nước: ÚC, New Zealand, Canada, Singapore, Hàn, Anh, Mỹ
- Chuyển đổi visa du lịch ngắn hạn sang visa du học dài hạn
- Visa du lịch cho các phụ huynh muốn thăm thân, công tác
- Dịch thuật hồ sơ du học, du lịch; hồ sơ dự thầu, dịch website
- Cung cấp vé máy bay giá ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên
- Đào tạo ngoại ngữ: IELTS, PTE, Hàn, Nhật, Trung
- Cung cấp bảo hiểm du học, du lịch quốc tế
- Gia hạn visa cho học sinh khi hết hạn
Nội dung bình luận của bạn về bài viết: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!
Đánh giá: Kém Tốt
Nhập mã số xác nhận bên dưới: